THANH OAI HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

19/08/2024 08:57

Thấm nhuần chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thanh Oai gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tăng cường chi viện sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai cùng với nhân dân miền Bắc bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Các phong trào thi đua yêu nước đã diễn ra sôi nổi, liên tục và có hiệu quả.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, Huyện uỷ lãnh đạo cải tiến hợp tác xã, đầy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới vào sản xuất, cải tạo hệ thống thuỷ lợi và bờ vùng, bờ thửa, đổi mới cơ cấu giống lúa, mạnh dạn đưa giống lúa ngắn ngày năng suất cao vào sản xuất, năng suất bình quân lương thực năm 1969 là 734 kg/mẫu, năm 1972 lên tới 1049kg. Do đó, tổng sản lượng lương thực tăng nhanh, từ 35.973 tấn năm 1969 lên 45.338 tấn năm 1972 và trở thành huyện đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha. Ngoài ra, Thanh Oai còn nổi lên là một huyện có các phong trào: Nuôi bèo hoa dâu với 386 mẫu và sản xuất vụ đông, cải tạo đồng ruộng đảm bảo 90% diện tích chủ động được tưới nước, chăn nuôi phát triển. Điển hình là hợp tác xã nông nghiệp Bình Minh. Cùng với sự phát triển nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã thủ công cũng được củng cố và chuyển biến tiến bộ. Điều đáng kể, trong suốt 10 năm chống Mỹ cứu nước, Thanh Oai đã góp cho nhà nước với số lượng lương thực, thực phẩm vào loại cao nhất tỉnh.

Dân quân du kích xã Bình Minh sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi. Ngày 10/9/1972 anh chị em đã phối hợp cùng đơn vị bạn bắn rơi chiếc máy bay A7E của giặc Mỹ (Ảnh: Sưu tầm)

 

Sản xuất thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn do địch đánh phá nhưng phát huy tỉnh thần tự lực cánh sinh, chủ động sản xuất để phát triển, hướng vào sản xuất phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị mặt hàng phục vụ nông nghiệp đã tăng 32% so với trước. Hai năm 1973, 1974, sản xuất thủ công nghiệp đã có bước tiến nổi bật, tận dụng khai thác trên 40% nguyên liệu tại chỗ, giá trị sản lượng đạt 12 triệu đồng, vượt 23% kế hoạch.

Mặc dù cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ngày càng ác liệt, song đời sống văn hóa, tinh thần vẫn được duy trì và ngày càng được nâng lên. Toàn huyện cùng cố được 56 đội văn nghệ cơ sở, 27 tủ sách, xây dựng 2 nhà truyền thống cách mạng, 1 thư viện, xây dựng đài truyền thanh xã. Các lớp mẫu giáo vỡ lòng, bổ túc văn hóa tiếp tục phát triển. Trường phổ thông và cả mẫu giáo Tam Hưng tăng dần cả về số lượng và chất lượng, năm 1972 tách trường phổ thông cấp II. Trường phổ thông cấp II Hồng Dương được công nhận là lá cờ đầu của ngành giáo dục phổ thông trong tỉnh. Bệnh viện huyện được xây mới, công tác y tế, vệ sinh môi trường được đẩy mạnh. Đảng bộ Thanh Oai đặc biệt chủ trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân qua đó nâng cao ý thức chính trị, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững ý chí, quyết tâm xây dựng và bảo vệ hậu phương. Công tác phát triển đảng viên được đấy mạnh, năm 1965 số đảng viên phát triển là 277 đồng chí đến cuối năm 1967 số đảng viên mới phát triển đã lên 755 đồng chí, số hợp tác xã có chi bộ Đảng tăng lên 66%, số đội sản xuất có tổ Đảng tăng lên 34%. Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Oai lần thứ XI năm 1974 tổng số 3.258 đảng viên. Đào tạo cán bộ, cùng cổ và nâng cao sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở thông qua các cuộc vận động xây dựng Đảng bộ, chi bộ 4 tốt.

Các khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Tay cày tay súng", "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang"... đã trở thành hành động của mọi người. Cùng với khẩn trương tổ chức việc phòng tránh cho nhân dân địa phương, huyện Thanh Oai đã đón tiếp và giúp đỡ trên 5 vạn nhân dân Hà Nội, trên 100 cơ quan, đơn vị, nhà máy... của Trung ương, của tỉnh về sơ tán. Lực lượng dân quân tự vệ được bổ sung, cùng cố, cuối năm 1965, toàn huyện có 8.995 đội viên dân quân tự vệ chiếm tỷ lệ 7,8% dân số. Trong 3 năm, từ 1966 đến 1968 lực lượng vũ trang địa phương chiếm từ 9,6% dân số lên 11,8%, năm 1966-1967 Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, lực lượng vũ trang huyện xây dựng 12 trận địa trực chiến và tăng cường huấn luyện về kỹ thuật đánh máy bay Mỹ, đánh địch đổ bộ đường không.... phong trào thi đua luyện tập chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu sôi nổi phát triển rộng khắp. Các xã đều tổ chức đơn vị trực chiến. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục trận địa chiến đấu bắn máy bay địch của quân dân tự vệ được xây dựng. Kể từ khi máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời Thanh Oai lần đầu tiên cho đến khi để quốc Mỹ ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, lực lượng vũ trang huyện Thanh Oai đã chiến đấu và phối hợp chiến đầu đánh trả máy bay địch 729 trận, nhiều lần bắt sống giặc lái Mỹ và dân quân xã Bình Minh bắn rơi 1 máy bay Mỹ (9/1972). Cả hai lần chiến tranh phá hoại, trên 100 lần máy bay Mỹ đã tiến hành đánh phá ở Thanh Oai hơn 50 điểm, trong đó có 4 điểm giao thông, hơn 10 điểm kinh tế, hơn 30 điểm dân cư. Hầu hết các kè đê, cầu cống quan trọng đều bị đánh phá. Số bom, đạn, tên lửa... giặc Mỹ trút xuống Thanh Oai hơn 700 tấn, bình quân mỗi người dân phải chịu xấp xỉ 50 kg bom, đạn. Chủ động phòng chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, toàn huyện đã đào đắp 4 vạn hầm các loại, 200 km hào giao thông, bình quân 2,4 hộ có một hầm kèo, mỗi hộ có 1,4 hằm cá nhân, 2,4m giao thông hào. Vượt lên bom đạn, Thanh Oai vẫn phát triển và chiến thẳng. Cả 4 trục đường giao thông qua huyện là quốc lộ số 6, đường 22, 71, 73 và bến phà Mai Lĩnh vẫn ngày đêm thông suốt, nối liền với các tuyển đường ra tiền tuyến.

Tên phi công Andersơn lái máy bay F4B của giặc Mỹ bị quân và dân Tam Hưng bắt sống, ngày 19/5/1967 (Ảnh: Sưu tầm)

Đi đôi với phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương vững mạnh, Thanh Oai còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người cho tiền tuyến lớn – miền Nam, được Đảng bộ và nhân dân trong huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng. Bước vào đầu cuộc kháng chiến, năm 1965, Thanh Oai tiến hành 5 đợt tuyển quân với số lượng lớn 2.188 thanh niên nhập ngũ đạt 102,1% kế hoạch tỉnh giao. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 1975, Thanh Oai đã khẩn trương huy động 1.370 thanh niên vào quân đội, 522 dân quân, cán bộ, đảng viên và thanh niên làm nhiệm vụ phục vụ chiến trường. Trong suốt 10 năm (1965-1975), huyện Thanh Oai đã liên tục hoàn thành chỉ tiêu 32 tuyển quân, 13.085 người con quê hương bằng 10,81% dân số toàn huyện đã nhập ngũ, chiến đấu trên mọi chiến trường. Các xã: Thanh Bình Minh, Phương Trung, Lãm,... liên tục hoàn Cao, thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch tuyển quân. Nhiều gia đình có từ 3 con trở lên và hai thế hệ cha con có tại chiến trường, những người con Thanh Oai nhập ngũ đã chiến đấu dũng cảm, hàng trăm người trở thành " Dũng sỹ diệt Mỹ", "Dũng sỹ diệt xe cơ giới", "Chiến sỹ chiến thắng", “Chiến sỹ thi đua"... và giai đoạn này 3 người con Thanh Oai đã được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh lực lượng vũ trang.

Trong gian lao thử thách khốc liệt, con người và mảnh đất Thanh Oai đã tỏ rõ sức sống mãnh liệt, ý chí quật cường, tinh thần yêu nước nồng nàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn, vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người sức của cho chiến tranh với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", vừa đảm bảo đời sống nhân dân. Đảng bộ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, năm 1975 Đảng bộ có trên 3 ngàn đảng viên. Phát huy truyền thống yêu nước và kiên cường cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai đã góp phần cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xứng đáng nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" được Nhà nước phong tặng năm 2002./.