Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể xã Thanh Thùy đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong việc tang, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần được loại bỏ. Đặc biệt thời gian gần đây, tập tục hung táng người quá cố đã giảm dần, thay vào đó là hình thức hỏa táng văn minh, tiết kiệm và đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là dấu hiệu tích cực góp phần làm thay đổi dần thói quen, phong tục, tập quán chôn cất người chết theo hình thức hung táng.
HỎA TÁNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể xã Thanh Thùy đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong việc tang, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần được loại bỏ. Đặc biệt thời gian gần đây, tập tục hung táng người quá cố đã giảm dần, thay vào đó là hình thức hỏa táng văn minh, tiết kiệm và đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là dấu hiệu tích cực góp phần làm thay đổi dần thói quen, phong tục, tập quán chôn cất người chết theo hình thức hung táng.
Về mặt khoa học, hoả táng góp phần giảm sức ép về quỹ đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, giảm sức ép cho các nghĩa trang, tiết kiệm thời gian, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, tránh lây lan dịch bệnh. So với hình thức địa táng truyền thống thì hỏa táng giúp tiết kiệm chi phí, vừa nhanh gọn, sạch sẽ, văn minh vì không phải qua cải táng, di dời mộ nên sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, giảm đau thương cho người thân trong gia đình.
Nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng và người dân trên địa bàn xã về thực hiện hình thức hỏa táng văn minh, tiến bộ cho người quá cố, góp phần thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thanh Thùy kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Khi có người qua đời các gia đình phải báo cáo với trưởng thôn để thông báo cho nhân dân trong xóm biết và gia đình có người chết phải đến UBND xã để làm thủ tục khai tử. Khi nhận được thông báo các hộ gia đình nên bố trí người đến giúp đỡ gia đình có tang khâm liệm, chuẩn bị mọi thứ cho tang lễ.
Không để thi hài người quá cố quá 48 giờ. Trường hợp chết do bệnh dịch lây nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức chôn cất ngay theo quy định của Bộ Y tế.
Không lấn chiếm lòng, lề đường để dựng rạp tang. Không sử dụng kèn trống, nhạc tang sau 22 giờ và trước 6 giờ sáng.
2. Mọi nghi thức tang lễ phải được thực hiện trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; không được lợi dụng tang lễ để trục lợi; hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng vòng hoa, bức trướng trong đám tang; không rải vàng mã, tiền âm phủ, tiền Việt Nam dọc đường khi đưa tang.
Các tuần tiết trong việc tang như cúng lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc và người thân với quy mô gọn nhẹ, tiết kiệm và an toàn.
3. Đối với những người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, khi qua đời gia đình có nguyện vọng tổ chức lễ tang và an táng tại địa phương thì thân nhân phải thông báo cho quản trang, trưởng thôn và xin phép Uỷ ban nhân dân xã, phải chấp hành đầy đủ các quy định về tang lễ cũng như tập quán của nhân dân địa phương.
4. Khuyến khích hình thức hỏa táng và hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch./.
(Nguồn: Đỗ Thị Mai Anh - Công chức VHXH)